* Thông tin này được thu thập tại Bảo tàng Dân tộc Buôn Ma Thuột, tháng 4 năm 2019
Tỉnh Đắk Lắk
Đắk Lắk với diện tích 13.125 km2 là một cao nguyên rộng lớn được bao quanh bởi những ngọn núi và thung lũng, kết quả từ hoạt động của núi lửa cách đây 25-30 triệu năm. Có con sông lớn là Srepok (sông này có chảy qua Vườn quốc gia Yok Don) Srepok được tạo thành bởi 2 con sông là Krông Ana và Krông Nô. Những con sông này đều có đập thủy điện để cung cấp điện cho khu vực và nguồn khai thác thủy sản của người dân địa phương. Hồ Lắk có diện tích hơn 500 ha và hệ sinh thái tổng thể khá đa dạng
Khí hậu chiếm ưu thế trong tỉnh được chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4.
Năm 2008, Đăk Lăk được bao phủ bởi 547.493ha rừng tự nhiên, bao gồm hai loại chính: Rừng thường xanh lá rộng được phân bố chủ yếu ở khu vực phía nam, đông bắc và tây bắc trong tỉnh; Loại rừng thứ hai, chủ yếu ở hai huyện Buôn Đôn và Ea Súp, được gọi là rừng khô hoặc rừng khộp.
Vị trí của tỉnh Đak Lak . Nguồn Vietbando
Vị trí của Vườn quốc gia Yok Don. Nguồn Vietbando
Người bản địa
Ba nhóm người bản địa sống tại tỉnh Đăk Lăk là: Êđê, M’Nông và Jarai.
Ngôn ngữ của người Êđê và người Jarai thuộc họ ngôn ngữ Austronesia (Nam Đảo), ngôn ngữ của người M’Nông thuộc họ ngôn ngữ Môn-Khmer. Theo lịch sử truyền miệng, việc các dân tộc bản địa Tây Nguyên sử dụng chữ viết theo bảng chữ cái La Tinh đã bắt đầu từ thế kỷ 20.
Cách người bản địa tại Đăk Lăk bảo tồn các truyền thống được thể hiện đặc biệt trong âm nhạc cồng chiêng, kiến trúc, điêu khắc, thơ sử thi và hiến tế trâu (ngày nay hiếm khi được tổ chức).
Người Êđê, M’Nông và Jarai vẫn duy trì cấu trúc mẫu hệ của xã hội của họ. Cho đến những năm 1980, các gia đình lớn vẫn sống cùng nhau trong những ngôi nhà dài. Luật pháp chung và các mối quan hệ cộng đồng vẫn còn quan trọng.
Các nghi lễ an táng
Tang lễ của các dân tộc Êđê, Jarai và M’Nông Budong bao gồm hai thời kỳ: lễ tang và nghi thức bỏ mả.
Người quá cố, đầu hướng về phía đông, nằm trong nhà từ 3 đến 5 ngày. Mọi người tham gia các nghi lễ, chơi cồng chiêng, hát những bài hát cho lễ tang và khóc để thể hiện tình cảm của họ đối với người đã khuất. Quan tài của các bộ tộc thiểu số được chạm khắc từ nguyên một thân cây. Người Êđê và người M’Nông có những ngôi mộ riêng, người Jarai có những ngôi mộ tập thể.
Theo quan niệm của các dân tộc bản địa thì sau khi chết, linh hồn vẫn còn quanh quất đâu đó, giữa người chết và người sống vẫn còn mối quan hệ ràng buộc, do vậy hàng ngày người sống vẫn ra thăm mả, quét dọn sạch sẽ và mang cơm nước cho người đã khuất (theo: Truyền hình du lịch)
Sau 1 đến 7 năm, khi gia đình có đủ tiền, nghi lễ Bỏ Mả được tổ chức để tiễn đưa linh hồn của người chết đến thế giới bên kia. Một ngôi nhà mồ đẹp được xây dựng bằng các tượng nhà mồ truyền thống. Các đồ dùng cũng được chôn cùng để phục vụ cho người chết ở thế giới bên kia. Lễ Bỏ mả thường diễn ra trong 3 đến 5 ngày với sự tham dự của cả cộng đồng. Tùy thuộc vào điều kiện của gia đình, trâu, bò hoặc lợn được hiến tế. Mọi người chơi cồng chiêng, nhảy múa, uống rượu gạo và ăn các món ăn truyền thống. Sau lễ Bỏ Mả, những người thân của người quá cố sẽ không ghé thăm ngôi mộ nữa và lễ tang đã kết thúc.
Du khách có thể thấy nghĩa trang địa phương trên đường đi đến Vườn Quốc gia Yok Don. Hãy tôn trọng văn hóa bản địa, ăn mặc và cư xử phù hợp khi đi vào khu vực này. Xin vui lòng không lấy hoặc di chuyển bất cứ thứ gì ở xung quanh khu mộ.
Nhạc cồng chiêng
Đắk Lắk nằm trong "Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên", được UNESCO công nhận năm 2005 là một Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại .
Cồng chiêng là loại nhạc khí biểu hiện tính cộng đồng rất cao. Trong tất cả các lễ hội ở Tây Nguyên, kể cả từng công việc của từng gia đình đều không thể thiếu tiếng cồng chiêng. Cồng chiêng đã thực sự gắn bó với đời sống hàng ngày đồng bào Tây nguyên từ khi lọt lòng đến khi dã từ cõi đời, nó thực sự là linh hồn, là xương, là thịt ở đây.
Đánh chiêng múa hát đã trở thành truyền thống, thành nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống đồng bào. Thông qua nghệ thuật biểu diển cồng chiêng, người tây nguyên biẻu lộ tinh thần thượng võ, đoàn kết yêu thương nhau. Nó còn là sự thể hiện khả năng sử dụng cồng chiêng tuyệt vời của từng cá nhân, từng dân tộc.
Trong những nhạc cụ cổ truyền của người Eđê cồng chiêng được dùng phổ biến và được đồng bào ưa thích hơn cả, cồng chiêng là tài sản và là niềm tự hào của gia đình, dòng họ Eđê.
Cồng chiêng khá phổ biến với các dân tộc Việt Nam, mỗi dân tộc sử dụng cồng chiêng theo những công thức khác nhau về loại hình và biến thể. Trong tiếng Việt "cồng" để chỉ loại có núm và "chiêng" để chỉ loại không có núm".
Ở Đắk Lắk , hầu như nhà nào cũng có cồng chiêng, vì chiêng là loại nhạc cụ hàng đầu dùng trong nghi lễ và tập quán Eđê không cho phép vay mượn. Cồng chiêng có giá trị kinh tế rất cao vì đúc bằng đồng. Có loại phần núm của chiêng còn được pha cả vàng và bạc, cồng chiêng biểu hiện sự giàu có, sự hùng mạnh và chiến thắng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.
Cồng chiêng của người Tây Nguyên
Rượu Cần
Tất cả người dân bản địa ở Đăk Lăk đều sử dụng rượu Cần, một loại rượu được làm bằng cách lên men gạo trong bình gốm. Rượu cần thường chỉ được dùng trong các nghi lễ truyền thống và tiếp khách quý, lúc uống sẽ dùng 1 cần làm bằng thân cây cây giang để hút rượu và uống trực tiếp, cách uống này cũng là nguồn gốc của cái tên Rượu Cần.
Đối với người dân địa phương, rượu cần cũng như cồng chiêng, là tài sản quý giá, được trưng bày trong nhà hoặc các ngôi mộ để thể hiện địa vị kinh tế xã hội của chủ sở hữu. Trong quá khứ, những người giàu có hơn thì sẽ sở hữu những chiếc bình rượu quý hơn. Những chiếc bình cổ và quý được coi là có sức mạnh siêu nhiên, có thể đổi lấy trâu, bò hoặc thậm chí là voi.
Mỗi dân tộc sử dụng các loại bình khác nhau với tên khác nhau. Người Êđê sử dụng những chiếc bình cao và lớn gọi là tuk, tang, ba, v.v ... Người M'Nông có những cái tròn gọi là yang bung. Các bình rượu được đặt tên sau khi đã được trang trí hoặc thành hình dạng như tang krua có hình rùa và ako kra với tay cầm giống đầu khỉ.
Rươu cần
Thuần hóa voi
Đầu thế kỷ 20, thuần hóa voi là một hoạt động quan trọng ở Đắk Lắk. Khoảng 30 con voi hoang dã được thuần hóa mỗi năm. Người M’Nông ở Buôn Đôn, khu vực xung quanh Vườn quốc gia Yok Don, là những thợ săn nổi tiếng nhất. Bắt một con voi có thể mất vài ngày, cần một chỉ huy, nhiều thợ săn chính và 5 đến 10 voi trưởng thành đã thuần hóa tham gia vào cuộc săn. Công cụ để bắt voi bao gồm các dây thừng khác nhau làm bằng mây và da của 3 hoặc 4 con trâu.
Thợ săn chỉ bắt voi con, từ 3 đến 6 tuổi, bằng cách sử dụng những con voi nhà để tách voi con khỏi đàn. Thợ săn sẽ đưa voi trở về làng và bắt đầu quá trình huấn luyện. Quá trình này được gọi là “phá vỡ tinh thần”, kéo dài khoảng 2 hoặc 3 tháng và cực kỳ tàn nhẫn. Bằng cách bỏ đói, không cho voi uống nước, đánh đập và đe dọa, tinh thần của voi bị phá vỡ để vâng lời chủ nhân. Tiếp theo, voi được làm quen với con người, được huấn luyện để tuân theo mệnh lệnh, chở hàng hóa và kéo gỗ. Một con voi con được huấn luyện tốt được coi là một thành viên của làng sau lễ cúng nhập buôn, giống như con người nhập khẩu vào nơi ở mới. Hàng năm, chủ voi tổ chức lễ “Cúng sức khỏe” cho voi, cảm ơn các thần linh vì một năm tốt lành.
Việc săn voi rừng để huấn luyện đã bị cấm ở Việt Nam kể từ năm 1996. Tất cả những con voi hiện đang sống trong Vườn Quốc gia Yok Don đã từng bị tách ra khỏi gia đình của chúng trong tự nhiên và trải qua quá trình huấn luyện.
Voi trong Vườn Quốc gia Yok Don hiện đang tham gia mô hình tour Trải nghiệm Voi hoàn toàn mới, các voi này đã nghỉ hưu từ tháng 7 năm 2018.
Hình tư liệu: 1 con voi rừng đang trong quá trình huấn luyên. Nguồn: Kiểm Lâm Đăk Lăk
Những chú voi trong thời kì phục vụ chở khách du lịch. Photo: Animals Asia
Voi Yok Don hiện tại